Vấn đề chăm sóc sức khỏe đang ngày càng được mọi người quan tâm. Vì vậy, ngành Y học cổ truyền cũng nhận được nhiều sự chú ý và săn đón. Điểm chuẩn Y học cổ truyền là chủ đề nhiều thí sinh còn đang thắc mắc. Cùng Cao đẳng Y Dược Cộng đồng giải đáp thắc mắc này nhé!
Điểm chuẩn Y học cổ truyền
Đón nhận sự quan tâm của nhiều bạn thí sinh thắc mắc cho chủ đề điểm chuẩn Y học cổ truyền nên Cao đẳng Y Dược Cộng đồng đã chia thành điểm chuẩn của hệ Đại học và Cao đẳng. Tổng hợp điểm của một số trường trong 3 năm gần nhất.
Hệ Đại học
Điểm chuẩn Y học cổ truyền các trường Đại học:
Danh sách trường |
2021 |
2022 |
2023 |
Đại học Y Hà Nội |
26.2 |
25.25 |
24.77 |
Đại học Y Dược TP.HCM |
25.2 |
22.5 |
24.54 |
Đại học Y Dược Hải Phòng |
24.35 |
21 |
21.8 |
Đại học Y Dược Thái Bình |
24.35 |
23.5 |
23.25 |
Đại học Y Dược – Đại học Huế |
24.9 |
21 |
22.7 |
Đại học Y Dược Cần Thơ |
25.65 |
23.3 |
23.9 |
Học viện Y Dược cổ truyền Việt Nam |
24.5 |
21 |
21.85 |
Đại học Hòa Bình |
21.05 |
21 |
21 |
Trên đây là danh sách điểm chuẩn ngành Y học cổ truyền các trường Đại học dựa trên kết quả thi Trung học phổ thông Quốc gia. Phương thức này cũng là phương thức xét tuyển chính của ngành Y học cổ truyền tại các trường Đại học.
Hệ Cao đẳng
Điểm chuẩn Y học cổ truyền các trường Cao đẳng sẽ dao động từ 16 đến 20 điểm và có thêm chính sách đi kèm. Khác với hệ Đại học, ngành Y học cổ truyền hệ Cao đẳng còn xét tuyển học bạ. Với mức điểm dễ tiếp cận và phương thức xét tuyển đơn giản, thí sinh nên xem xét và cân nhắc cơ hội này.
Hơn nữa, tại các trường Cao đẳng, điểm chuẩn ngành Y học cổ truyền sẽ không có sự thay đổi quá lớn giữa các năm. Chính vì vậy, thí sinh không cần quá lo lắng về tình trạng điểm tăng vọt hay vấn đề “lạm phát điểm” như các năm gần đây. Tuy nhiên, thí sinh cũng nên theo dõi các trang web và fanpage của các trường để cập nhật thông tin mới nhất một cách nhanh chóng. Hoặc nếu có thắc mắc có thể liên hệ trực tiếp tới các trường.
Giải đáp ngành Y học cổ truyền
Y học cổ truyền (Traditional Medicine) là một hệ thống y học dựa trên lý thuyết Âm Dương – Ngũ Hành và kinh nghiệm thực tiễn lâu đời. Y học cổ truyền tập trung vào việc điều chỉnh sự cân bằng Âm Dương trong cơ thể để phòng ngừa và điều trị bệnh.
Chương trình đào tạo ngành Y học cổ truyền trang bị cho sinh viên những kiến thức cơ bản về chẩn đoán bệnh. Điều trị bệnh bằng các phương pháp Y học cổ truyền. Được đào tạo chuyên sâu về Y học cổ truyền như Dược học cổ truyền, dưỡng sinh, châm cứu, bệnh học… Tuy nhiên, chương trình học của ngành này được đánh giá là nặng hơn so với các ngành Y khác vì các môn học có thời lượng học tập khá dài.
Các phương pháp điều trị
- Dùng thuốc: Sử dụng nhiều loại thảo dược khác nhau để điều trị bệnh. Các loại thảo dược này có thể được bào chế thành dạng thuốc sắc, thuốc viên, thuốc bột, hay cao dán.
- Châm cứu: Châm cứu là phương pháp điều trị sử dụng kim châm vào các huyệt đạo trên cơ thể. Châm cứu có thể giúp giảm đau, điều hòa khí huyết và tăng cường hệ miễn dịch.
- Xoa bóp đấm huyệt. Đây là phương pháp điều trị sử dụng các kỹ thuật xoa bóp và ấn vào các huyệt đạo trên cơ thể. Phương pháp này giúp giảm đau, thư giãn cơ bắp, và cải thiện lưu thông máu.
- Dưỡng sinh: Là phương pháp phòng ngựa bệnh bằng cách rèn luyện sức khỏe và tinh thần. Dưỡng sinh bao gồm các hoạt động như tập thể dục, khí công, yoga và thiền.
Cơ hội nghề nghiệp
- Sau khi tốt nghiệp ngành Y học cổ truyền, sinh viên có thể làm việc tại các bệnh viện, phòng khám Y học cổ truyền, hoặc các cơ sở nghiên cứu Y học cổ truyền.
- Sinh viên cũng có thể tự mở phòng khám Y học cổ truyền của riêng mình.
Mức lương ngành Y học cổ truyền
- Tùy vào năng lực và kinh nghiệm làm việc bạn có, bạn sẽ nhận được mức lương tương ứng. Thông thường, nếu bạn mới ra trường, chưa có nhiều kinh nghiệm thì bạn sẽ nhận được mức lương từ 7 – 10 triệu đồng/tháng.
- Nếu dày dặn kinh nghiệm hơn, bạn sẽ nhận được mức lương từ 13 – 15 triệu đồng/tháng. Còn đối với trường hợp mở phòng khám tại nhà, bạn sẽ nhận được mức lương nhiều hơn mức trên nếu bạn có năng lực chuyên môn giỏi.
Hy vọng, với những thông tin về Điểm chuẩn Y học cổ truyền và ngành Y học cổ truyền đã giúp bạn hiểu thêm về ngành học này. Chúc bạn có định hướng nghề nghiệp tương lai phù hợp với sở thích, năng lực của bản thân.