Dược sĩ là gì? Mô tả công việc và những yêu cầu cần có của dược sĩ

Dược sĩ là gì? Nhiệm vụ theo các vị trí việc làm của họ như thế nào? Hiện nay dược sĩ được phân thành mấy hạng? Để làm được dược sĩ cần những yêu cầu gì? Những điều thú vị về nghề dược sĩ sẽ được giải đáp chi tiết qua bài viết dưới đây.

Nghề dược sĩ là gì?

Dược sĩ hay còn gọi là Pharmacist trong tiếng Anh, là những người làm việc trong ngành y tế, với chuyên môn chủ yếu là về các loại tân dược liệu. Dược sĩ là 1 trong những vị trí việc làm của ngành dược. Người làm dược sĩ sẽ đảm nhận các vai trò như nghiên cứu, sản xuất và bào chế ra các loại thuốc mang tính đặc trị được sử dụng trong y tế.

Tìm hiểu nghề dược sĩ là gì?
Tìm hiểu nghề dược sĩ là gì?

Hơn thế, bên cạnh bác sĩ thì dược sĩ còn đóng vai trò quan trọng trong việc theo dõi và cấp thuốc điều trị cho bệnh nhân. Hiện nay, cùng với sự phát triển của thời đại thì ngày càng có nhiều loại ảnh hưởng xấu thậm chí gây nguy hiểm đến sức khỏe và tính mạng con người. Để phòng ngừa và ngăn chặn sự tấn công của các mầm bệnh, dược sĩ chính là những người có khả năng nghiên cứu và bào chế ra các loại thuốc đặc trị cũng như vaccine hỗ trợ tăng cường hệ miễn dịch cho cộng đồng.

Chính vì thế, dược sĩ có vị trí vô cùng quan trọng và ý nghĩa đối với sức khỏe cộng đồng.

>> Xem thêm: Có nên học ngành dược không? 5 điều quan trọng nên biết trước khi học ngành dược

Mô tả công việc một số vị trí việc làm của dược sĩ

Dược sĩ nhà thuốc

Dược sĩ là vị trí quan trọng tại các cơ sở bán lẻ thuốc như nhà thuốc, quầy thuốc. Nhiệm vụ chính của họ là tư vấn, cung cấp và bán thuốc an toàn, hiệu quả cho bệnh nhân.

Công nhân dược

Công nhân dược là những người làm việc chủ yếu trong các nhà máy, xí nghiệp dược phẩm chuyên sản xuất và điều chế thuốc. Mỗi công nhân ở từng bộ phận sẽ có từng nhiệm vụ riêng biệt. Công việc chính của công nhân dược là đóng gói hàng, kiểm tra lại lỗi và làm cho các chuỗi cung ứng tân dược phẩm.

>> Xem thêm: Nên học Cao đẳng dược hay Đại học dược

Tìm hiểu các vị trí việc làm của dược sĩ
Tìm hiểu các vị trí việc làm của dược sĩ

Dược sĩ lâm sàng

Dược sĩ lâm sàng là những nhân viên y tế đặc biệt. Họ trực tiếp làm việc với các chuyên gia y tế và các bác sĩ để có thể theo dõi tình trạng và đưa ra được đơn thuốc có tác dụng hỗ trợ tốt nhất cho bệnh nhân. Điểm khác biệt giữa các dược sĩ lâm sàng và các dược sĩ khác là các nhân viên này được phép làm việc trong các cơ sở ý tế để cùng tương tác và hỗ trợ các bác sĩ chăm sóc bệnh nhân ở các trung tâm y tế, phòng khám và bệnh viện.

Dược sĩ lâm sàng là những nhân viên y tế được đào tạo thông qua các chương trình đào tạo nội trú và được trang bị những kiến thức chuyên ngành cũng như kinh nghiêm lâm sàng qua đào tạo. Chính vì thế, dược sĩ lâm sàng đóng một vai trò vô cùng quan trọng trong việc chăm sóc bệnh nhân và kết hợp chặt chẽ với các bác sĩ điều trị để đưa ra được toa thuốc có tác dụng hiệu quả nhất và cũng như theo dõi và hỗ trợ bệnh nhân điều trị thuốc.

Dược tá

Vị trí dược tá là công việc không thể thiếu trong các nhà thuốc và cũng là vị trí được bắt gặp thường xuyên nhất. Các dược tá có nhiệm vụ chính là cung cấp và bán thuốc cho các quầy cấp thuốc ở các quầy thuốc của các phòng khám, bệnh viện và các nhà thuốc.

Bên cạnh đó, các nhà máy sản xuất thuốc cũng là nơi cần sự có mặt của các nhân viên dược tá.

>> Xem thêm: Khám phá mức lương ngành dược các vị trí

Dược sĩ được chia thành mấy hạng?
Dược sĩ được chia thành mấy hạng?

Các hạng của dược sĩ

Hiện nay dược sĩ được phân thành bốn cấp bậc khác nhau. Cụ thể là có 4 hạng dược sĩ:

  • Dược sĩ cao cấp (hạng 1): Dược sĩ cao cấp nhiệm vụ chủ trì, tổ chức công tác cấp phát, cung ứng, sử dụng thuốc, hóa chất và nguyên liệu và bảo quản vật tư y tế. Hơn thế nữa, dược sĩ chuyên khoa hạng 1 cần có vai trò đảm nhiệm các công tác có tính chuyên môn cao.
  • Dược sĩ chính (hạng 2): Dược sĩ chính hay còn gọi là dược sĩ chuyên khoa 2 có nhiệm vụ giống như dược sĩ cao cấp. Những điểm khác biệt duy nhất là thay vì chủ trì các công tác tổ chức như dược sĩ cao cấp thì dược sĩ hạng 2 phải tham gia xây dựng các kế hoạch cung ứng, cấp phát,v.v.
  • Dược sĩ hạng 3: Theo như thăng cấp bậc, dược sĩ hạng 3 là dược sĩ được xếp ở cấp bậc 3, có nhiệm vụ và vai trò xây dựng, đưa ra kế hoạch và thực hiện công tác bảo quản, cung cấp và phát thuốc, vật tư y tế, các loại hóa chất cũng như các nguyên vật liệu bào chế thuốc.
  • Dược sĩ hạng 4: Tương tự dược sĩ hạng 3, dược sĩ hạng 4 là những dược sĩ được xếp ở bậc thứ 4. Nhiệm vụ chính của họ cấp phát thuốc, cung ứng các loại vật tư ý tế, pha chế và kiểm nghiệm chất lượng của thuốc.

>> Xem thêm: Ngành Dược học trường nào? TOP những trường đào tạo chất lượng nhất cả nước

Những yêu cầu cần có của dược sĩ

Trình độ

Dược sĩ là công việc quan trọng liên quan đến sức khỏe con người nên cần trình độ chuyên môn cao. Hơn nữa, người dược sĩ phải không ngừng nghiên cứu, học tập nâng cao trình độ, năng lực chuyên môn nghiệp vụ. Ngoài các kiến thức chuyên môn bạn cần hiểu thêm về các quy định pháp lý khi hành nghề và chứng chỉ ngành dược.

Những yêu cầu cần có của dược sĩ
Những yêu cầu cần có của dược sĩ

Kỹ năng 

Các kỹ năng cứng và kỹ năng mềm góp phần bổ trợ việc áp dụng kiến thức chuyên môn vào công việc tốt hơn.

Kỹ năng cứng

  • Kỹ năng lâm sàng: Có khả năng đánh giá tình trạng sức khỏe của bệnh nhân, liên quan đến việc sử dụng thuốc và đưa ra những khuyến cáo phù hợp.
  • Kỹ năng phân tích và tổng hợp thông tin y khoa: Đọc và hiểu các tài liệu nghiên cứu y khoa, hướng dẫn sử dụng thuốc để tư vấn đúng đắn.
  • Kỹ năng quản lý dược phẩm: Quản lý kho thuốc, theo dõi và bảo quản thuốc đúng cách, đảm bảo tính hiệu quả và an toàn.

Kỹ năng mềm

  • Kỹ năng giao tiếp: Giao tiếp hiệu quả với bệnh nhân, bác sĩ và các đồng nghiệp khác. Khả năng giải thích dễ hiểu các thông tin y khoa, hướng dẫn cách dùng thuốc rõ ràng, chi tiết.
  • Kỹ năng tư vấn: Tư vấn bệnh nhân về cách sử dụng thuốc đúng cách, những lưu ý trong quá trình sử dụng, và thậm chí là các biện pháp phòng ngừa bệnh tật.
  • Kỹ năng làm việc nhóm: Khả năng hợp tác và làm việc cùng các bác sĩ, điều dưỡng và các chuyên gia y tế khác để đảm bảo chăm sóc bệnh nhân hiệu quả nhất.
  • Kỹ năng quản lý thời gian: Quản lý thời gian hợp lý để đảm bảo hiệu suất công việc cao, đặc biệt khi phải xử lý nhiều bệnh nhân hoặc quản lý dược phẩm cùng lúc.
  • Kỹ năng giải quyết vấn đề: Đánh giá và xử lý nhanh các tình huống khẩn cấp hoặc các vấn đề phát sinh như phản ứng thuốc không mong muốn.

>> Xem thêm: Học ngành dược có khó không?

Y đức

Làm dược sĩ, chữ “Tâm” phải đặt lên hàng đầu. Dưới đây là những điều mà người dược sĩ cần phải lưu tâm:

  • Hỗ trợ hết mình vì sức khỏe của người bệnh;
  • Trung thực và minh bạch;
  • Bảo mật thông tin;
  • Thực hành nghề nghiệp theo đúng quy chế, quy định, quy trình chuyên môn kỹ thuật và các quy định khác của pháp luật;
  • Trung thực, đoàn kết, tôn trọng và hợp tác với đồng nghiệp,…

>> Xem thêm: Cách xét học bạ ngành dược và lợi thế khi xét tuyển sớm

Hy vọng với những thông tin trên, bạn có thể hiểu rõ hơn về khái niệm dược sĩ là gì? Từ đó xác định năng lực và đam mê của mình có phù hợp với ngành dược hay không để theo đuổi ngành dược.

Đăng ký xét tuyến