Chuẩn GPP là gì? Cụm từ GPP được viết tắt bởi “Good Pharmacy Practice” có nghĩa là thực hành nghề nghiệp tại nhà thuốc của dược sĩ và nhân sự nhà thuốc dựa trên những tiêu chí, tiêu chuẩn về đạo đức và chuyên môn nghề nghiệp cao hơn so với yêu cầu tối thiểu về pháp lý.
Các tiêu chuẩn quy định về lĩnh vực dược phẩm có thể kể đến như GMP, GLP, GSP… trong đó tiêu chuẩn GPP là tiêu chuẩn cao nhất, bao gồm các tiêu chí tổng hợp các tiêu chuẩn trên.
Một nhà thuốc đạt chuẩn theo các quy định về hoạt động nghề là cơ sở để đánh giá chất lượng và hiệu quả hoạt động nhà thuốc đó, điều đó cũng cho thấy Nhà thuốc đã đặt lợi ích của người bệnh lên hàng đầu. Đây cũng là tiêu chuẩn để cán bộ y tế tuân thủ theo các tiêu chuẩn đạo đức và chuyên môn.
Một nhà thuốc như thế nào thì đạt chuẩn GPP?
Nguyên tắc xây dựng nhà thuốc đạt chuẩn GPP
Chuẩn GPP là một trong những yêu cầu cấp thiết mà một nhà thuốc cần hướng đến khi đưa và hoạt động để đảm bảo tính pháp lý khi hành nghề đồng thời cũng là một tiêu chuẩn hướng đến việc đảm bảo sức khỏe cho người dân. Vì vậy, khi có định hướng xây dựng nhà thuốc, bạn hãy đảm bảo cho nhà thuốc của mình đáp ứng được những nguyên tắc sau:
- Nhà thuốc đó phải lấy lợi ích của cộng đồng, của người bệnh lên trên hết
- Cần đảm bảo các yêu cầu về bảo quản, sắp xếp cũng như bố trí thuốc theo quy định
- Đảm bảo các yêu cầu về chất lượng thuốc: Thông tin thuốc, tư vấn thuốc và theo dõi quá trình sử dụng và hiệu quả điều trị bệnh bằng thuốc của người bệnh
- Tích cực tham gia vào các hoạt động tự điều trị, thể hiện ở việc cung cấp thuốc, tư vấn sử dụng thuốc, tự điều trị triệu chứng của các bệnh đơn giản.
- Góp phần tích cực vào việc đẩy mạnh việc kê đơn, sử dụng thuốc an toàn, có hiệu quả và đúng liều lượng.
>> Xem thêm: Học Cao đẳng Dược – những điều bạn nên biết
Tiêu chuẩn về nhà thuốc đạt chuẩn GPP
Chuẩn GPP là tiêu chuẩn cuối cùng trong một chuỗi các nguyên tắc GMP, GLP, GSP, GDP, vì vậy khi đến tay người tiêu dùng, thuốc phải được đảm bảo chất.
– Yêu cầu về cơ sở vật chất:
Diện tích tối thiểu của nhà thuốc phải từ 10 m2 trở lên, phải có đầy đủ các trang thiết bị cần thiết để bảo quan thuốc, bố trí không gian, sắp xếp thuốc theo đúng quy định từ khu bảo quản đến khu trưng bày cũng như khu mỹ phẩm…
Đối với các dạng thuốc bán lẻ không bao bì người bán thuốc cần phải ghi rõ tên thuốc, nồng độ, hàm lượng, dạng bào chế, hướng dẫn sử dụng…
– Yêu cầu về nhân sự:
Người làm chủ quầy thuốc phải đạt được những tiêu chuẩn về bằng cấp theo quy định, áp dụng đối với từng loại quầy thuốc, hiệu thuốc tại các vị trí, khu vực khác nhau, có chứng chỉ hành nghề theo quy định, nhân viên nhà thuốc phải mặc áo blu khi làm việc, có ghi biển tên và chức danh.
Nhân viên nhà thuốc thực hành đúng theo quy định, cụ thể: tư vấn bán thuốc đảm bảo và hiệu quả đối với người sử dụng thuốc, đặt lợi ích của bệnh nhân lên hàng đầu và thực hiện đúng các tiêu chuẩn nghề nghiệp của một dược sĩ.
– Về hoạt động:
Nhà thuốc không được có hành động quảng cáo nhằm lôi kéo khách hàng, người bệnh trái với quy định được ban hành.
Ghi chép đầy đủ, bảo quản và lưu trữ hồ sơ ít nhất một năm tính từ khi hết hạn dùng thuốc.
Bảo đảm tối thiểu 5 quy trình: Mua thuốc đồng thời kiểm soát chất lượng, bán thuốc kê đơn, bảo quản và theo dõi chất lượng thuốc, cũng như giải quyết đối với thuốc bị thu hồi hoặc khiếu nại.
>> Xem thêm: Top 5 Trường đào tạo ngành Dược ở miền Bắc chất lượng nhất