Học Cao đẳng Dược có được mở nhà thuốc không?

Nhiều thí sinh lựa chọn ngành Dược để có cơ hội được mở nhà thuốc của riêng mình. Tuy nhiên, nếu học Cao đẳng Dược có được mở nhà thuốc không? Theo dõi ngay bài viết để tìm câu trả lời nhé!

Tìm hiểu học Cao đẳng Dược có được mở nhà thuốc hay không?
Tìm hiểu học Cao đẳng Dược có được mở nhà thuốc hay không?

Tìm hiểu học Cao đẳng Dược có được mở nhà thuốc hay không?

Căn cứ khoản 1 Điều 18 Luật Dược 2016 quy định về điều kiện đối với người chịu trách nhiệm chuyên môn về dược của nhà thuốc: Người chịu trách nhiệm chuyên môn về dược của nhà thuốc phải có bằng tốt nghiệp Đại học ngành dược và có 02 năm thực hành chuyên môn tại cơ sở dược phù hợp. Theo đó, những người học Cao đẳng Dược không thể mở nhà thuốc. 

Tuy nhiên, tại quy định khoản 2 Điều 18 Luật Dược 2016 quy định người có bằng tốt nghiệp Cao đẳng ngành dược thì có thể trở thành người chịu trách nhiệm chuyên môn về dược của quầy thuốc và phải có 18 tháng thực hành chuyên môn tại cơ sở dược phù hợp. Do đó, mặc dù không thể mở nhà thuốc nhưng người tốt nghiệp ngành Dược hệ Cao đẳng vẫn có cơ hội được mở quầy thuốc.

Học cao đẳng Dược có được mở quầy thuốc không?
Học cao đẳng Dược có được mở quầy thuốc không?

Như vậy, học Cao đẳng ngành dược không mở được nhà thuốc mà mở được quầy thuốc. Nếu muốn mở nhà thuốc, bạn cần học liên thông lấy bằng Đại học ngành Dược và có số năm thực hành đủ để đáp ứng yêu cầu trên.

>> Xem thêm: Nên học Cao đẳng dược hay Đại học dược

Phân biệt quầy thuốc và nhà thuốc

Nhà thuốc và quầy thuốc đều là cơ sở bán lẻ dược. Thế nhưng, giữa chúng có sự khác nhau qua các tiêu chí sau:

Tiêu chí Quầy thuốc Nhà thuốc
Người phụ trách chuyên môn

Người có bằng Trung cấp, Cao đẳng hoặc Đại học ngành Dược

Người có bằng Đại học ngành Dược
Địa bàn hoạt động

– Xã, thị trấn;

– Các địa bàn mới được chuyển đổi từ xã, thị trấn thành phường, nếu chưa có đủ một cơ sở bán lẻ thuốc phục vụ 2.000 dân thì được tiếp tục mở mới quầy thuốc và được phép hoạt động không quá 03 năm kể từ ngày địa bàn được chuyển đổi;

Ở bất kỳ địa bàn nào
Quyền lợi

– Mua nguyên liệu làm thuốc để pha chế thuốc theo đơn và bán thuốc này tại cơ sở. Người quản lý chuyên môn về dược của nhà thuốc chịu trách nhiệm quản lý trực tiếp việc pha chế thuốc tại cơ sở;

– Mua thuốc để bán lẻ, trừ vắc xin; trường hợp mua, bán thuốc phải kiểm soát đặc biệt và thuốc thuộc Danh mục thuốc hạn chế bán lẻ thực hiện theo quy định tại Điều 34 của Luật này;

– Tham gia cấp phát thuốc của bảo hiểm, chương trình, dự án y tế khi đáp ứng yêu cầu và điều kiện của bảo hiểm, chương trình, dự án đó;

– Người có Bằng dược sĩ được thay thế thuốc đã kê trong đơn thuốc bằng một thuốc khác có cùng hoạt chất, đường dùng, liều lượng khi có sự đồng ý của người mua và phải chịu trách nhiệm về việc thay đổi thuốc.

– Mua và bán lẻ thuốc thuộc Danh mục thuốc thiết yếu và Danh mục thuốc không kê đơn, trừ vắc xin. Đối với quầy thuốc ở vùng đồng bào dân tộc thiểu số, miền núi, hải đảo, vùng có điều kiện kinh tế – xã hội đặc biệt khó khăn thì được bán thêm một số loại thuốc khác theo quy định của Bộ trưởng Bộ Y tế;

– Tham gia cấp phát thuốc của bảo hiểm, chương trình, dự án y tế khi đáp ứng yêu cầu và điều kiện của bảo hiểm, chương trình, dự án đó.

Nghĩa vụ

–  Người chịu trách nhiệm chuyên môn của nhà thuốc phải triển khai hoạt động dược lâm sàng theo nội dung quy định tại các khoản 2, 3 và 6 Điều 80 của Luật Dược 2016 này cụ thể như sau:

+ Tư vấn, cung cấp thông tin về thuốc cho người mua, người sử dụng thuốc;

+ Tư vấn, trao đổi với người kê đơn trong trường hợp phát hiện việc kê đơn thuốc không hợp lý;

+ Tham gia theo dõi, giám sát phản ứng có hại của thuốc.

– Bảo đảm điều kiện pha chế thuốc theo quy định của Bộ trưởng Bộ Y tế;

– Tuân thủ trách nhiệm tại khoản 2 Điều 42 Luật Dược 2016 như: phải có giấy phép đăng ký kinh doanh; tuân thủ và duy trì các điều kiện kinh doanh…

>> Xem thêm: Học ngành Dược ra làm gì? Ở đâu? Cơ hội việc làm trong tương lai

Những lưu ý khi mở quầy thuốc

Điều kiện mở quầy thuốc theo quy định của pháp luật

Theo Luật Dược 2016, cơ sở kinh doanh theo hình thức quầy thuốc được phép hoạt động khi đáp ứng đủ các điều kiện sau:

  • Về người phụ trách chuyên môn quầy thuốc: phải có bằng tốt nghiệp ngành Dược bậc Trung cấp, Cao đẳng hoặc Đại học. Phải có ít nhất là 18 tháng thực hành chuyên môn tại cơ sở dược phù hợp.
  • Về thủ tục mở quầy thuốc: chứng chỉ hành nghề dược, đăng ký kinh doanh và chứng nhận đủ điều kiện kinh doanh dược,… Ngoài ra, còn phải có một chứng nhận rất quan trọng đối với các quầy thuốc đạt chuẩn GPP là chứng nhận thực hành tốt cơ sở bán lẻ thuốc.

Quầy thuốc đáp ứng tiêu chuẩn GPP 

Luật Dược 2016 đưa ra các quy định về một quầy thuốc đạt tiêu chuẩn GPP như sau: 

  • Vị trí mở quầy thuốc phải an toàn, thông thoáng, cách xa khu vực ô nhiễm. Cơ sở được xây dựng kiên cố, không tạm bợ, đảm bảo mỹ quan chung
  • Quy định diện tích mở nhà thuốc tối thiểu hiện nay là 10m2. Bố trí khu vực riêng biệt, trong đó có khu bảo quản, khu trưng bày, khu để khách hàng tiếp xúc và trao đổi các thông tin về thuốc với dược sĩ
  • Đáp ứng trang thiết bị bảo quản thuốc theo đúng yêu cầu thể hiện trên nhãn: tủ thuốc, quầy thuốc, máy lạnh, nhiệt kế,…
Quầy thuốc đáp ứng tiêu chuẩn GPP 
Quầy thuốc đáp ứng tiêu chuẩn GPP
  • Thuốc phải được bảo quản trong môi trường phù hợp (nhiệt độ không quá 30 độ C; độ ẩm không vượt quá 75%)
  • Kinh doanh thuốc hợp pháp, chất lượng theo yêu cầu của Bộ Y Tế 
  • Bảng hiệu quầy thuốc đảm bảo về tiêu chuẩn GPP về cách thiết kế, nội dung, màu sắc,…
  • Trình độ chuyên môn, kinh nghiệm của nhân sự phải phù hợp với công việc được giao. Quầy thuốc tuyển dụng số lượng nhân viên phù hợp với quy mô cửa hiệu
  • Nhân viên có đủ năng lực hành vi dân sự, sức khỏe tốt và không chịu phạt (trên mức cảnh cáo) liên quan tới chuyên ngành Y – Dược.

>> Xem thêm: Nhà thuốc đạt chuẩn GPP, chuẩn GPP là gì?

Địa bàn hoạt động và danh mục thuốc được bán tại quầy thuốc

Địa bàn mở quầy thuốc

Theo quy định tại khoản 1 Điều 36 Nghị định 54/2017/NĐ-CP, địa bàn hoạt động của quầy thuốc bao gồm:

  • Xã, thị trấn;
  • Các địa bàn mới được chuyển đổi từ xã, thị trấn thành phường, nếu chưa có đủ một cơ sở bán lẻ thuốc phục vụ 2.000 dân thì được tiếp tục mở mới quầy thuốc và được phép hoạt động không quá 03 năm kể từ ngày địa bàn được chuyển đổi;
  • Các quầy thuốc không thuộc địa bàn xã, thị trấn đã có Giấy chứng nhận đủ điều kiện kinh doanh thuốc được cấp trước ngày Nghị định 54/2017/NĐ-CP có hiệu lực (trước ngày 01/7/2017), cơ sở được phép hoạt động đến hết thời hạn hiệu lực của Giấy chứng nhận đủ điều kiện kinh doanh thuốc.
  • Trường hợp Giấy chứng nhận đủ điều kiện kinh doanh thuốc không ghi thời hạn hiệu lực thì được phép hoạt động không quá 03 năm kể từ ngày Nghị định 54/2017/NĐ-CP có hiệu lực (ngày 01/7/2017).

>> Xem thêm: Học cao đẳng dược – những điều bạn nên biết

Địa bàn hoạt động và danh mục thuốc được bán tại quầy thuốc
Địa bàn hoạt động và danh mục thuốc được bán tại quầy thuốc

>> Xem thêm: Mã ngành Dược là gì? Thông tin tuyển sinh ngành Dược

Quy định về danh mục thuốc được bán tại quầy thuốc

Theo Khoản 1 Điều 37 Nghị định 54/2017/NĐ-CP, quầy thuốc được kinh doanh:

  • Mua và bán lẻ thuốc thuộc Danh Mục thuốc thiết yếu và Danh mục thuốc không kê đơn, trừ vắc xin;
  • Trường hợp mua, bán thuốc thuộc Danh Mục thuốc phải kiểm soát đặc biệt và Danh Mục thuốc hạn chế bán lẻ thực hiện theo quy định tại Điều 34 Luật Dược 2016.
  • Đối với quầy thuốc ở vùng đồng bào dân tộc thiểu số, miền núi, hải đảo, vùng có Điều kiện kinh tế – xã hội đặc biệt khó khăn thì được bán thêm một số loại thuốc khác theo quy định của Bộ trưởng Bộ Y tế.

>> Xem thêm: Chương trình đào tạo ngành Dược

Qua bài viết này chắc rằng bạn đã hiểu được học cao đẳng dược có được mở nhà thuốc không. Hy vọng rằng, qua những thông tin trên bạn có thể lựa chọn cho mình hướng đi phù hợp và hết mình theo đuổi đam mê.

>> Xem thêm: Ngành dược học trường nào?

Đăng ký xét tuyến